Thứ Năm, 5 tháng 12, 2013

Trần Định

KHÔNG CHỈ LÀ CHẮP CÁNH CHO DANH NHÂN

             Chiều 15-11-2013, lần đầu tiên, pho tượng nhạc sĩ Văn Cao xuất hiện chính giữa căn phòng triển lãm ảnh chân dung Văn Cao của nhiếp ảnh gia, nhà báo Nguyễn Đình Toán tại không gian Văn Hóa Việt ở 16 Lê Thái Tổ bên mép nước Hồ Hoàn Kiếm.
Tôi ngỡ ngàng, ngạc nhiên rồi đắm đuối với pho tượng ấy. Pho tượng nguyên khối bằng compozite cao không quá 1mét được đặt trên bệ tròn phủ tấm vải trắng cao chưa đủ tương xứng nhưng vẫn là một tác phẩm điêu khắc gây sửng sốt về hình họa, chi tiết, thần thái và chất liệu gây. Nhạc sĩ tài hoa- tác giả của Quốc ca Việt Nam và nhiều ca khúc đi sâu vào lòng người mãi mãi như đang bay lên không trung. Xem kỹ pho tượng từ nhiều góc độ, độ xa gần, độ cao thấp khác nhau rồi tiến gần vào xem chi tiết, chất liệu, cái cảm giác Văn Cao bay càng chất ngất.

  Tôi nhớ lại pho tượng thiên tài soạn nhạc Chopin bay lên từ vườn hồng trong công viên Wazenky ở thủ đô Warshaw (Balan). Chopin bay lên được là nhờ ý tưởng của người tạc nên pho tượng:
      Nhà soạn nhạc thiên tài đang ngồi chơi trên tảng đá trên một khoảng trống trong khu rừng rậm.

        Một con đại bàng sà xuống và cắp lấy tà áo của Chopin, nâng ông bay lên không trung. Đại bàng vốn là quốc tượng của quê Mẹ Chopin. Hai mươi năm có lẻ trôi qua, tôi không nhớ lại được tên của nhà tạc pho tượng Chopin này là ai nữa. 

         Nhưng cái cảm giác thiên tài âm nhạc Thế giới nửa gốc Ba lan, nửa gốc Pháp được đại bàng giúp bay lên không trung vẫn hằn sâu trong tôi mãi mãi.
                   
Tôi quen biết Trần Thức- người tạc nên Văn Cao- tại cuộc treo ảnh này của Toán. Với Văn Cao, người nhạc sĩ, họa sĩ, thi sĩ tài hoa từng bị thời cuộc đày đọa tới mức tàn tạ trong men rượu một thời hàng chục năm trời khi Trần Thức còn chưa là hạt bụi.
Thêm chú thích
          Nhà tạc tượng trẻ không chắp đôi cánh đại bàng cụ thể nào cho Văn Cao như pho tượng Chopin. Nhưng pho tượng Văn Cao vẫn đem đến cho người xem cảm giác như thiên tài âm nhạc của Việt Nam đang bay lên không trung. Trần Thức đã đạt tới độ đó bằng nhịp đập con tim sau không chỉ bằng tạo tạo hình mà còn bằng nhịp đập con tim, sự hóa thân vào âm nhạc Văn Cao, kiến thức sách báo và nghiên cứu kỹ càng từ những di ảnh để lại.


Bà Nghiêm Thúy Băng, vợ của nhạc sĩ Văn Cao lần đầu tiên thấy pho tượng chồng mình tại gian TL này. Bà đã lẳng lặng tiến đên gần pho tương, dạo quanh nó một vòng rồi từ từ nâng chai rượu lấy trên bàn đặt sau pho tượng dâng lên cho Ông. Bà còn đứng trước tượng chồng rất lâu và không quên nhắc những người đứng cạnh pho tượng để chụp ảnh lưu niệm việc dâng cho ông một ly rượu.
Trần Thức tạc nên Văn Cao như thế không bằng một đơn đặt hàng hay một hợp đồng kinh tế khẳm tiền mà anh đã và đang làm hơn một pho danh nhân bằng tấm lòng và những đồng tiền chạy bữa dành cho vợ con và tình yêu nghệ thuật của mình.
Thiết nghĩ, pho tượng nên được nhân bản bằng nhiều chất liệu và kích thước khác nhau để tác phẩm nghệ thuật này được góp phần làm đẹp cho không gian kiến trức đô thị không chỉ Hà Nội mà còn ở nhiều thành phố và trung tâm du lịch khác trong cả nước.
                                                                       Hà Nội, một chiều vào Đông

                                                                          TĐ

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét